Kết quả tìm kiếm cho "bọc túi cho trái cây"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 137
Sau những ngày tung hoành trên cánh đồng mênh mông, con nước lũ cũng đến ngày về lại cùng sông rồi ra biển lớn. Với dân câu lưới, con nước cuối mùa là hy vọng để họ đón năm mới trong sự no đủ, ấm cúng.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, nhiều nông dân ở huyện Châu Thành mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu, đưa giống cây, con mới vào sản xuất, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó, mô hình trồng na (na Thái) của nông dân Nguyễn Ngọc Châu (ngụ ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Hanh) mang lại hiệu quả kinh tế cao…
Nhằm tạo điều kiện để hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) TX. Tịnh Biên tích cực hỗ trợ vốn vay để những trường hợp này phát triển các mô hình sinh kế.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Phát huy truyền thống đoàn kết, “Tương thân tương ái”, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân An Giang đã đồng loạt hưởng ứng, ủng hộ cứu trợ đồng bào vùng bão lũ. Qua đó, nhằm góp phần san sẻ những khó khăn, hỗ trợ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc bị tàn phá thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 và mưa lũ, sạt lở gây ra.
“Ông ngoại ơi, con ăn kem được không ạ? Ông ngoại ơi, con đi chơi một chút được không? Cày là gì vậy ông ngoại?...”. Những câu hỏi ngây thơ của các em ở Lớp học tình thương khóm Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, tỉnh An Gianh) đủ để thấy sự kính trọng và yêu thương dành cho ông Ba Thời - người “khai sinh” lớp học.
Tháng 7 (âm lịch) cũng là lúc nước lũ từ thượng nguồn đổ về tràn vào đồng ruộng, báo hiệu mùa nước nổi đã về. Nhiều nghề mưu sinh đặc trưng dựa vào con nước cũng theo đó khởi động nhộn nhịp.
Năm 19… bệnh tả khởi phát rồi bùng nổ thành đại dịch quét qua làng Bồng Hải, vô cùng đau thương tang tóc.
Một chiều tháng 8, chúng tôi qua thăm Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang). Đây là khu di tích được xếp hạng đặc biệt, vùng quê của một vị lãnh tụ được mọi người kính mến.
Cuối tháng 6 (âm lịch), con nước dưới sông đã “lừ lừ chín đỏ”, dân câu lưới cũng tất bật chuẩn bị cho mùa cá mới. Tuy nhiên, do diễn biến khí hậu bất thường nhiều năm qua nên họ chỉ biết trông chờ một mùa lũ “đẹp”, để vun vén cuộc sống gia đình ổn định hơn.
Lan ngồi tựa đầu vào bờ vai vững chãi của Hiên. Trăng đêm nay đẹp quá, ánh sáng dìu dịu từ thinh không, đi vào mặt nước sông rồi phản xạ lên đôi má trắng ngần của Lan. Đêm nay, Lan đẹp như bông hoa lê vừa trải qua cơn mưa phùn lắc rắc, như giọt sương trên đầu ngọn cỏ lúc bình minh. Hương tóc thơm bồ kết để gió cuốn đi, át cả mùi bùn non sắp điêu tàn vì con nước lớn.
Nằm bên dòng sông Hậu hiền hòa, hàng ngày "chợ đồ sỉ” Long Xuyên bán buôn tấp nập. Nông sản ĐBSCL tập kết về đây rộn rã, tạo nên diện mạo trù phú của vùng sông nước châu thổ Cửu Long.